Zen Master Wei Li-Ven. Thich Duy Luc, the 89 patriarch of Ts’an patriarch Ch’an

(1923-2000)

 
Hòa Thượng Duy Lực thuộc đời 89 Thiền Tông tính từ Tổ Ma Ha Ca Diếp.  Sư đã
theo tu học với các bậc thiện tri thức thuộc cả hai tông Lâm Tế và Tào Động, và
trong suốt thời gian hoằng pháp, đã hướng dẫn tứ chúng tu tập pháp môn Tổ Sư
Thiền khán thoại đầu
.
 
THỜI KỲ TẠI GIA
Sư sinh năm 1923, pháp hiệu Thượng Duy Hạ Lực, tự Giác Khai, nguyên quán
người Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.  Tục gia họ La. Ở quê hương tốt
nghiệp tiểu học, lúc 16 tuổi theo cha đến Việt Nam.  Lúc đầu làm mướn, rảnh thì tự
học.  Đến 20 tuổi đậu làm giáo viên tiểu học.  Kế thi đậu bằng giáo sư Hoa Văn. Sư
đi dạy ở các trường trung tiểu học Hoa Văn tại Việt Nam và Kampuchia.  Đồng
thời, Sư theo học ngành Đông y; trải qua 10 năm, Sư tốt nghiệp và được mời làm
Đông y sĩ tại chùa Cư Sĩ Lâm (chùa của các vị cư sĩ người Hoa,) Cần Thơ, liên tiếp
trong 8 năm.
Trong chùa có bộ Tục Tạng Kinh gồm 150 tập.  Lúc đầu Sư định xem hết toàn bộ,
nhưng trải qua một năm mới xem tới tập thứ bảy.  Do đó Sư bỏ ý đọc toàn tạng mà
chỉ xem các tác phẩm của Thiền tông, đồng thời Sư y chỉ học Tổ Sư Thiền với
Pháp sư DIỆU DUYÊN, người đã từng nhiều năm thân cận với các thiền sư Lai
Quả và Hư Vân, là các thiền sư kiến tánh thời cận đại. Từ đó, Sư chuyên tham
thoại đầu.  Khổ tham mấy năm, nhân đọc Trung Quán Luận đến câu: “Vì có nghĩa
KHÔNG, nên tất cả pháp được thành,” Sư đốn ngộ ý chỉ: “ vì do sự KHÔNG mà
hiển bày sự Dụng.”
Và cũng thấu suốt được rằng tất cả các câu:
“KHÔNG sanh nơi đại giác, (Tự Tánh)
Như biển nổi một bọt, (Nước)
Vô số nước hữu lậu,
Đều từ KHÔNG sanh khởi” trong Kinh Lăng Nghiêm,
câu: “Lấy VÔ TRỤ làm gốc” của Lục Tổ Huệ Năng,
và câu: “Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp” của Ngài Duy Ma Cật,
đều cùng một ý chỉ: “Vô trụ tức là tánh KHÔNG, chân như thể KHÔNG mà hiển
sự Dụng”.  

Chư Phật và chúng sanh thể dụng đồng khắp không gian và thời gian, như nói tại
thánh bất tăng, tại phàm bất giảm; dù là phàm phu, dụng của Phật Tánh chẳng kém
chư Phật, lại cũng chẳng tạm ngưng, vì chúng sanh ứng dụng hàng ngày mà chẳng
tự biết thôi.

 
THỜI KỲ XUẤT GIA
Khi 50 tuổi, Sư đến Từ Ân Thiền Tự ở Chợ Lớn Việt Nam theo Hòa Thượng
Hoằng Tu xuất gia. Đến ngày 02 tháng 04 năm 1977, Sư thừa lệnh ân sư bắt đầu
hoằng dương Tổ Sư Thiền tại Từ Ân Thiền Tự.  Hai năm sau, tứ chúng Phật tử đến
dự thiền thất rất đông, thường tới hơn 300 người mỗi kỳ.
Năm 1989, Sư đến California Hoa Kỳ sáng lập Từ Ân Thiền Đường. Người đến
học thiền gồm có người Tây Phương lẫn người Á Châu, trong đó người Việt Nam
chiếm phần đông.  Sư thường được Phật tử các nơi như Canada, Australia v.v…
mời đến hoằng pháp.  Cũng nhiều lần Sư được một số thiền viện người Mỹ mời
đến giảng về Tổ Sư Thiền.
Những lần về Việt Nam, Sư được mời đi thuyết Pháp và dẫn chúng tu tập Tổ Sư
Thiền tại nhiều nơi, trong đó có Phật Viện Đại Tùng Lâm.  Sư cũng còn tổ chức
một vườn rau sạch tại Củ Chi, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc sát trùng,
và một đông y viện chẩn bịnh phát thuốc miễn phí tại Long Thành, Đồng Nai.
Hóa duyên đã mãn, Sư thâu thần thị tịch tại California Hoa Kỳ lúc 10 giờ 30 sáng
ngày 7 tháng 1 năm 2000, nhằm ngày 01 tháng 12 năm Kỷ Mão, (ngày giờ
California Hoa Kỳ,) trụ thế 77 năm.

 
DI SẢN VÀ VÀI NÉT CHÍNH TRONG VIỆC HOẰNG PHÁP
Ngoài việc trực tiếp thuyết pháp và hướng dẫn tu pháp môn Tổ Sư Thiền, Sư còn
biên soạn lại một số kinh sách và trước tác một số sách tiếng Hoa, tựa đề lên tới
hơn 10 tác phẩm.  Sư cũng đã dịch kinh Phật và ngữ lục của chư Tổ từ tiếng Hoa
sang tiếng Việt, và trước tác một số sách bằng tiếng Việt, tổng số gần 30 tác phẩm.
 Những sách này đã được xuất bản và phát hành tại Đài Loan, Việt Nam và Mỹ.
Bên cạnh những kinh sách kể trên, những chỉ dạy cùng hướng dẫn của Sư cũng còn
được lưu truyền lại trong những đĩa thu âm và đĩa thu hình, ghi lại những buổi nói
pháp cùng những câu Sư trả lời các câu hỏi đủ loại của thính chúng.  Nội dung
những điều này cũng đã được một số đệ tử của Sư chép lại và xuất bản thành một
bộ sách mang tên “Duy Lực Ngữ Lục.”
Cách dùng chữ và lối diễn tả của Sư dù là khi nói hay khi viết đã cho thấy Sư
không câu nệ hình thức mà chỉ chú trọng nội dung, không gò bó trau chuốt câu văn
mà chỉ quan tâm đến việc giúp người đọc, người nghe có thể “được ý quên lời.”
 Tùy theo nhu cầu của thính chúng mà Sư dịch thuật hoặc trước tác kinh sách để

truyền bá kinh điển đại thừa liễu nghĩa, tạo điều kiện giúp chúng nhân tu tập pháp
môn Tổ Sư Thiền.
Khi hướng dẫn mọi người, bên cạnh việc giới thiệu và giải thích cách thức Tham
Thoại Đầu, Sư còn thường xuyên nhấn mạnh đến một số yếu tố then chốt vô cùng
cần thiết cho việc tu tập, như:
Sư luôn nhắc đến vấn đề Phá Ngã Chấp

  • thực hành 9 chữ VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ
  • và nhấn mạnh đến Tin Tự Tâm và Khởi Nghi Tình khi tu tập.
    Sư biện tài vô ngại, kiến giải Phật pháp rộng rãi cao thâm, song không bao giờ đặt
    nặng đến tri kiến.  Trong mọi cuộc nói pháp hay những khi trả lời câu hỏi của thính
    chúng, Sư luôn luôn dẫn mọi người trở lại việc tu tập.  Sư thường xuyên nhắc rằng
    những gì Sư nói với mọi người chỉ nhằm mục đích giúp mọi người củng cố được
    lòng tin tự tâm để mà tiếp tục tu tập đến kiến tánh, chứ không phải để thêm kiến
    giải.

     
    DỊCH THUẬT và CHÚ GIẢI:

Kinh Lăng Nghiêm Kinh Lăng Già
Kinh Pháp Bảo Đàn Kinh Viên Giác
Kinh Duy Ma Cật Đại Huệ Ngữ Lục
Lâm Tế Ngữ Lục Đại Thừa Tuyệt Đối Luận
Tham Thiền Cảnh Ngữ (tác giả: Hòa Thượng Bác Sơn)
Thiền Thất Khai Thị Lục (tác giả: Lai Quả Thiền Sư)
Tham Thiền Phổ Thuyết (thượng + hạ)
Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục
Nam Tuyền Ngữ Lục (Bảo Tạng Luận)
Triệu Luận Lược Giải
Truyền Tâm Pháp Yếu
Trung Phong Pháp Ngữ
Cội Nguồn truyền Thừa
Chư Kinh Tập Yếu (Kim Cang – Bát Nhã – Pháp Hoa

Hoa Nghiêm – Duy Ma Cật – Viên Giác)
Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải
TRƯỚC TÁC: Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền
Công Án Của Phật Thích Ca & Tổ Đạt Ma
Phật pháp với Thiền Tông Phật Pháp và Khoa Học
Đường Lối Tham Tổ Sư Thiền Danh Từ Thiền Học
Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 (Yếu Chỉ Trung Quán Luận – Yếu Chỉ Phật Pháp)
Yếu Chỉ Trung Quán Luận Yếu Chỉ Phật Pháp…