Patriarch Ch’an-Huatou meditation
Tổ Sư Thiền-Thiền tham thoại đầu
Tu An Zen Temple Practicing Huatou meditation according to the Dharma of the Patriarch of chan propagated by the late Venerable Master Wei-Li(ven.Thich Duy Luc.)
Tu An Zen Temple is devoted to the Patriarch Zen, an approach of meditation that Gautama Buddha taught directly to Maha Kasyapa, who later passed on to Ananda, who passed on to the next, and so on. Subsequently, the 28th patriarch was Bodhidharma, who went East, became the first patriarch in China, and taught Zen to the Chinese. Then in China, the second patriarch was Hue Kha; the third, Tang Xan; the fourth, Dao Tin; the fifth, Hoang Nhan, the sixth, Hue Nang, and so on. Thus, Venerable Thich Duy Luc is the 89th generation, counting from Maha Kasyapa.
Từ Ân Thiền Đường Thực hành theo chánh pháp của Tổ sư Thiền truyền thừa Từ Đức Phật *Thích Ca* Do Cố HT. Thích Duy Lực hoằng dương
PHÁP MÔN TỔ SƯ THIỀN là pháp thiền trực tiếp tu Phật Thích Ca đích thân truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền cho nhị tổ Anan, Tam Tổ Thương Na Hòa Tu, từ tổ từ tổ truyền xuống, đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc làm sơ tổ Trung Quốc rồi truyền cho người Trung Quốc là Nhị Tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng v.v. Đến Hòa Thượng Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ tổ Ca Diếp).
Theo thực tế mà nói, Phật Giáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả do tâm tạo.
Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết. Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng “hư không vô sở hữu” để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn không có hình thể số lượng. Do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả.
Phật Pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là tánh KHÔNG. Dù nói KHÔNG, KHÔNG này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái “vô sở hữu” này dung nạp và ứng dụng.
Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái “vô sở hữu” này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình.
Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tánh thành Phật. Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.
Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền: Tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ý niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi.
Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết. Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì, vẫn còn không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi tình
Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nhìn đồng thời đi song song để giữ cái nghi tình. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thuỷ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức.
Từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý thức, cái sát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật – bỗng dứt hết nghi. Tức là trí Bát Nhã được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có gì thiếu sót. Giáo môn gọi là “Chánh Biến Tri”.
Westminster, CA 12-21-96 Thích Duy Lực